2 tháng 3, 2011

Phòng ngừa và điều trị cao huyết áp

Huyết áp tăng là kẻ thù của sức khỏe. Tuy nhiên, những người bị tăng huyết áp vẫn có thể có cuộc sống khỏe mạnh và giữ được huyết áp ổn định nếu tích cực thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, luyện tập. Bạn hãy thực hiện sự phòng ngừa ngay từ bây giờ.
Kết quả sẽ rất tuyệt vời, nếu như bạn kiểm soát tốt huyết áp của mình trong 5 năm, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim giảm 20% và nguy cơ suy tim giảm đến 50% hoặc hơn.
Điều trị tăng huyết áp hiệu quả bằng cách nào?
Biện pháp kiểm soát huyết áp an toàn nhất là thay đổi lối sống. Tuy nhiên đôi khi chỉ dùng biện pháp này thì chưa đủ mà phải phối hợp với điều trị bằng thuốc hạ huyết áp.
Hiện có rất nhiều loại thuốc hạ áp trên thị trường với nhiều cơ chế tác dụng khác nhau. Nếu một loại không thể hạ huyết áp đến mức an toàn, bác sĩ có thể phối hợp thêm một vài thuốc khác vào chế độ điều trị của bạn. Gồm một số loại thuốc hạ huyết áp chủ yếu như: thuốc lợi tiểu tác động đến thận giúp cơ thể thải ra nhiều muối và nước, từ đó làm giảm thể tích tuần hoàn, gây hạ áp. Thuốc chẹn thụ thể beta (beta-blocker) ngăn chặn tác dụng của một số chất hóa học có liên quan adrenaline, làm chậm nhịp tim và giảm sức co bóp của cơ tim. Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (angiotensin-converting enzyme inhibitors-ACEi) giúp giãn mạch máu bằng cách ngăn cản sự hình thành của một hóa chất tự nhiên gây co mạch trong cơ thể. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin-II giúp giãn mạch máu bằng cách ức chế hoạt động - chứ không phải sự hình thành - của một hóa chất tự nhiên gây co mạch trong cơ thể.
Thuốc đối kháng canxi, hay thuốc chẹn kênh canxi. Các thuốc này giúp giãn cơ trơn mạch máu. Một số có thể gây chậm nhịp tim.
Để đưa huyết áp về mức an toàn, bác sĩ còn có thể phối hợp các thuốc chủ yếu trên với nhiều thuốc hạ áp khác.


Chiến lược phòng ngừa
Chiến lược kiểm soát huyết áp tốt nhất nên bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống, ngay cả trong trường hợp bạn đang sử dụng thuốc hạ huyết áp. Bạn buộc sẽ phải dùng thuốc liều cao hơn nếu không thay đổi một số thói quen của mình. Sau đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng:
Hãy ăn uống vì nhu cầu sức khỏe: Bạn nên có một chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý, với nhiều ngũ cốc, trái cây, rau tươi, ăn hạn chế mỡ và các chất béo. Nhiều nghiên cứu cho thấy những chế độ ăn giảm cân có thể giúp giảm huyết áp rất tốt. Nếu bạn bị tăng huyết áp và thuộc týp người nhạy cảm muối natri, tốt nhất nên hạn chế ăn muối. Việc hạn chế ăn muối có thể giúp bạn không phải dùng thuốc hoặc giúp thuốc hạ áp tác dụng hiệu quả hơn. Chế độ dinh dưỡng như vậy không chỉ tốt cho người bệnh tăng huyết áp mà còn rất có lợi cho những người khỏe mạnh bình thường.
Cân nặng hợp lý: Nếu bạn bị béo phì, chỉ cần bạn giảm cân một ít, khoảng 4-5kg cũng có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Một số người chỉ cần giảm cân là đã có thể hạ huyết áp đến mức bình thường mà không cần điều trị bằng thuốc.
Tập thể dục: Tập aerobic thường xuyên dường như có thể làm giảm huyết áp, ngay cả trong trường hợp tập chưa đến mức giảm cân nặng. Tương tự, đi bộ trong 30 phút đều đặn mỗi ngày, 5 - 7 ngày trong tuần có thể làm hạ huyết áp và giảm cân.
Không hút thuốc: Nếu bạn đã bị tăng huyết áp, thuốc lá có thể làm tăng sự lắng đọng cholesterol và nhiều loại mỡ khác trên thành mạch của bạn. Gây xơ vữa động mạch và chít hẹp dần dần lòng mạch.
Hạn chế rượu, cà phê: Ngay cả khi bạn là người khỏe mạnh, rượu và cà phê cũng có tác dụng làm tăng huyết áp đến mức bất lợi cho sức khỏe.
Ảnh hưởng của stress: Ảnh hưởng của stress thường chỉ tạm thời. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị stress, huyết áp có thể tăng và dao động làm tổn thương động mạch, tim, não, thận và mắt. Bạn có thể giảm stress bằng nhiều cách: làm việc điều độ, thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc bạn bè, duy trì các mối quan hệ xã hội, đoàn thể, tập cách suy nghĩ lạc quan về những “khoảng thời gian lo lắng” trong ngày, về những cách giải quyết các vấn đề khó khăn trong công việc... Một số kỹ thuật thư giãn gồm các bài tập hít thở sâu, bài tập thư giãn cơ, thiền định...
Ngủ đủ giấc: Một khi thư giãn tốt, bạn có thể đương đầu với một ngày mới nhiều căng thẳng, nhiều vấn đề phải giải quyết. Nên ngủ sớm, dậy sớm điều độ mỗi ngày, có thể tắm nước ấm, đọc sách hoặc ăn nhẹ trước khi ngủ để giúp thư giãn.
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu huyết áp không hạ sau 3-6 tháng thay đổi lối sống một cách tích cực. Các bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc hạ áp phối hợp với một chế độ tiết chế ăn uống và tập luyện, thay đổi lối sống phù hợp.
Một số kỹ năng cần có
Tăng huyết áp không phải là một bệnh chỉ điều trị một vài lần là chấm dứt. Bạn cần phải kiểm soát huyết áp liên tục từ khi phát hiện cho đến cuối cuộc đời mình. Bạn cần biết một số kỹ năng sau:
Đo huyết áp tại nhà rất có lợi vì bạn chủ động theo dõi huyết áp của mình nhiều lần trong ngày. Mỗi khi đo huyết áp, bạn nên đo 2 lần và ghi lại. Lưu ý không đo huyết áp lúc bạn vừa mới tập thể dục, vận động hay làm việc nặng xong, huyết áp có thể tăng không chính xác. Uống thuốc phù hợp và đều đặn, tránh stress...
Điều cuối cùng là luôn thay đổi thói quen theo hướng có lợi cho sức khỏe. Luôn kiên nhẫn và lạc quan về bệnh tình của mình.

_________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com